In Flexo và in Offset là hai phương pháp in ấn chuyên nghiệp phổ biến nhất được sử dụng trong ngành in ấn ngày nay. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy việc lựa chọn phương pháp in phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh hai phương pháp in Flexo và in Offset, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về 2 phương pháp này và lựa chọn phương pháp in ấn phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn.
1. Tại sao cần so sánh in Flexo và in Offset?
Việc so sánh in Flexo và in Offset là cần thiết để khách hàng có thể lựa chọn phương pháp in ấn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Khi biết rõ ưu nhược điểm của các hình thức in ấn, doanh nghiệp sẽ hiểu được đặc điểm của từng phương pháp, từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn và chính xác hơn khi lựa chọn phương pháp in phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình để đạt được hiệu quả in ấn tốt nhất và tiết kiệm chi phí.
Hơn thế nữa, khi lựa chọn đúng phương pháp in sẽ giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình đóng gói với bao bì được in ấn của mình và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Ưu nhược điểm của in Flexo và in Offset
In Flexo và in Offset đều được coi là những giải pháp tối ưu cho nhu cầu in ấn. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng là tốt nhất. Điều chúng ta cần làm là tìm hiểu thật kỹ càng về ưu nhược điểm của từng kỹ thuật in ấn để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.
2.1. Kỹ thuật in Flexo
In Flexo là một kỹ thuật in ấn sử dụng bản in nổi để chuyển mực in lên bề mặt vật liệu in. Thông tin được in trên vật liệu thường nổi cao hơn so với bề mặt không in. Đây là kỹ thuật in cải tiến nhược điểm của các phương pháp in khác, cho phép in trên các vật liệu khác nhau như giấy, nhựa, kim loại, vải,…Chính vì vậy, in Flexo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì, nhãn dán, túi xách, hộp giấy,…
– Ưu điểm
- Mực in trong in Flexo nhanh khô và khó bị nhòe hay lem màu. Độ bám dính mực lên vật liệu in rất tốt.
- Chi phí in rẻ khi in số lượng lớn.
- Rất nhiều chất liệu và vật liệu khác nhau có bề mặt cứng, mềm, bắt mực hay khó bắt mực đều có thể ứng dụng kiểu in Flexo.
- Bởi mực in nhanh khô được ứng dụng in cuộn liên tục. Từ đó giúp tăng công suất in ấn.
- In flexo cho khả năng in cả 2 mặt.
– Nhược điểm
- Do mực được lấy trực tiếp lên trục in anilox nên gây dư thừa mực khiến nét in bị to hoặc bị tràn, lem qua các cạnh bề mặt giấy.
- Kiểu in này bị giới hạn về màu sắc, cũng như độ phân giải không quá cao.
- Chi phí cho bản in photopolymer khá cao.
- Chất lượng bản in có thể bị giảm do mực bị khô hoặc đầu phun mực được nhận từ máng mực không đồng đều.
- Mực in của kiểu in flexo kém, khiến mực có độ bám dính không cao hoặc không phù hợp với chất liệu cần in ấn.
- Thời gian chế tạo bản in mất khá nhiều thời gian, vì vậy, kiểu in này khuyến khích sử dụng với in số lượng lớn đến rất lớn.
2.2. Kỹ thuật in Offset
Kỹ thuật in Offset là một phương pháp in ấn hiện đại, thường được sử dụng để in ấn số lượng lớn bao bì, ấn phẩm, tài liệu với chi phí thấp.
Kiểu in này cho phép hình ảnh dính mực in được ép lên một tấm có chất liệu cao su (tấm offset), những hình ảnh từ miếng cao su sau đó sẽ được ép lên chất liệu giấy in. Điều này giúp đảm bảo rằng hình ảnh được in ấn chính xác và sắc nét.
Điểm đặc biệt của kiểu in này là cho phép in ấn một loạt các màu sắc trong hệ màu CMYK cho ra nhiều màu sắc nổi bật, chi tiết cùng độ phân giải cao.
– Ưu điểm
- Kỹ thuật in này mang đến hình ảnh sắc nét, rõ ràng. Chất lượng hình ảnh cao, có tính đồng đều, nhất quán vì tấm offset có thể áp đều lên bề mặt cần in.
- In offset có thể ứng dụng trên nhiều chất liệu in ấn: gỗ, kim loại, da, giấy thô, vải,…
- Tuổi thọ bản in cao, có thể sử dụng lâu dài vì bản in được in lên chất liệu giấy là gián tiếp, chi r thông qua tấm offset.
- Khi sử dụng kiểu in này, in số lượng càng nhiều, giá lại càng rẻ.
– Hạn chế
- Phải in với số lượng nhiều mới có giá thành rẻ. In số lượng ít giá thành cao vì chế bản in mất khá nhiều thời gian.
- Các thành phẩm in có thể bị sai lệch hoặc không đồng đều về màu sắc do: áp lực in có thể mạnh yếu không đồng đều, bản kẽm phơi non hoặc già nên hoặc outfilm lệch.
In Flexo và in Offset là hai kỹ thuật in ấn khác nhau, với những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc lựa chọn kỹ thuật in ấn phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và loại sản phẩm in ấn.
3. So sánh sự khác nhau giữa in Offset và in Flexo
Hai kỹ thuật in ấn khác nhau từ tên gọi tới nhiều đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là những sự khác nhau giữa in Flexo và in Offset.
– Đầu tiên, kiểu in Flexo cho phép in trên nhiều vật liệu và chất liệu khác nhau như: nhựa PVC, PP, PE, hộp đựng, màng bọc, film,… với số lượng bản in lớn.
Tuy nhiên, in offset lại thường thông dụng với các loại bao bì giấy, thùng carton, hộp giấy các loại,… hay các ấn phẩm truyền thông hoặc nhãn dán. Phương pháp in này sẽ phù hợp với số lượng in ấn thương mại.
– Sự khác biệt thứ 2 là độ phân giải: In Offset có độ phân giải cao hơn nhiều lần so với in Flexo, giúp cho hình ảnh in ấn sắc nét, chi tiết và chất lượng hơn.
– Về chi phí in ấn cho kiểu in Flexo thường thường thấp hơn so với in Offset khi in số lượng ít. Tuy nhiên, khi in số lượng lớn, in Offset có thể trở nên tiết kiệm hơn vì không cần sử dụng quá nhiều mực gây lãng phí.
– Sự khác biệt về thành phẩm cũng là yếu tố để so sánh giữa 2 kiểu in này. In Flexo thường được sử dụng để in ấn các sản phẩm đóng gói như túi giấy, bao bì, nhãn sản phẩm, với màu sắc đơn giản. Trong khi đó, in Offset thường được sử dụng để in ấn sách báo, tờ rơi hoặc áp dụng cho những hộp carton đòi hỏi sự cầu kỳ trong hình ảnh in ấn.
Những yếu tố trên đây làm nên sự khác biệt của 2 loại hình in ấn này. Donghangshipcod vừa mang đến cho quý doanh nghiệp những sự so sánh in Flexo và in Offset cũng như những thông tin về ưu điểm, hạn chế của chúng. Đây sẽ là nền tảng tốt nhất để doanh nghiệp lựa chọn cho riêng mình kiểu in ấn thích hợp với nhu cầu.