Ý nghĩa các kiểu múa lân Trung thu truyền thống, bạn đã biết chưa?

Múa lân là một phần không thể thiếu trong lễ hội Tết Trung thu ở nhiều quốc gia Châu Á. Nghệ thuật múa lân không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Mỗi một yếu tố trong đoàn múa lân, từ số lượng lân, âm thanh cho đến nhân vật hóa trang đều mang một nét ý nghĩa rất riêng. Khám phá ngay với Donghangshipcod nha!

Sự tích thú vị về nguồn gốc múa lân Trung thu 

Theo một truyền thuyết xưa, múa lân Trung thu bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ trần chế ngự kỳ lân. Ngày ấy, khi ánh trăng rằm bao trùm mặt đất, một con quái vật hung dữ tên Lân xuất hiện và gieo rắc kinh hoàng khắp thôn làng. Tiếng gầm của nó vang vọng trong đêm, khiến cỏ cây phải rùng mình, và mùa màng héo úa dưới bước chân tàn phá của nó. Người dân ngày ngày phải sống trong nỗi khiếp sợ, không biết bao giờ Lân sẽ tìm đến. 

Thấy vậy, Phật Di Lặc đã hiện thân dưới dạng ông Địa hiền hậu. Với lòng từ bi vô lượng, ngài đã dùng cỏ linh chi thần kỳ để thuần hóa con quái vật Lân hung tợn. Dưới bàn tay của ngài, Lân dần trở nên hiền lành và vô hại. Để giúp Lân chuộc lỗi, mỗi dịp Tết Trung thu đến, ông Địa bắt đầu dẫn Lân xuống trần gian nhảy múa, xua đuổi tàn mà giúp dân làng. Nơi nào Lân đặt chân đến, nơi đó đất đai trở nên màu mỡ, cây trái sum suê, và nụ cười hạnh phúc nở rộ trên môi người dân.

Sự tích múa lân Trung thu
Phật Di Lặc đã hiện thân thành ông Địa hiền hậu và dùng cỏ linh chi thần kỳ để thuần hóa con Lân hung tợn

Dần dà, múa lân đã trở thành một hoạt động truyền thống đặc sắc trong dịp Tết Trung thu ngày nay. Vào những đêm 12, 13 tháng 8 âm lịch, ta sẽ thấy không khí lễ hội bắt đầu len lỏi vào từng ngõ ngách. Đặc biệt, vào đêm 14 và 15, khi vầng trăng tròn vành vạnh, tiếng trống sẽ rộn ràng hơn bao giờ hết và hòa cùng điệu múa uyển chuyển của những chú lân rực rỡ sắc màu.

Các kiểu múa lân Trung thu truyền thống và ý nghĩa

Dù xem múa lân Trung thu nhiều, nhưng liệu bạn đã biết, số lượng lân trong một buổi biểu diễn sẽ đại diện cho môt ý nghĩa riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu về các kiểu múa lân phổ biến và ý nghĩa sâu sắc đằng sau chúng.

Độc chiếm ngao đầu

Độc chiếm ngao đầu là màn trình diễn của một con lân đơn độc, nhằm thể hiện sự uy nghi và mạnh mẽ. Người xem có thể liên tưởng đến phong thái oai hùng của một vị tướng tài ba. Trong suốt tiết mục, con lân phô diễn kỹ năng di chuyển linh hoạt, với những bước chân dứt khoát và nhịp nhàng. Đặc biệt, khả năng nhảy cao và leo trèo điêu luyện của lân tượng trưng cho sự vươn lên và chinh phục đỉnh cao.

múa lân trung thu 1 người
Độc chiếm ngao đầu là màn múa lân Trung thu đơn độc, nhằm thể hiện sự uy nghi và mạnh mẽ

Song hỷ

Song hỷ là kiểu múa lân đôi, với hai chú lân cùng biểu diễn và phối hợp nhịp nhàng. Hai con lân hỗ trợ cho nhau, tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, đất và trời. Kiểu múa Song hỷ thường được chọn biểu diễn trong các dịp khai trương, với mong muốn mang lại niềm vui và sự thuận lợi cho công việc kinh doanh.

Múa lân Trung thu Song Hỷ
Song hỷ là kiểu múa lân Trung thu đôi, với hai chú lân cùng biểu diễn và phối hợp nhịp nhàng

Tam Tinh

Tam Tinh, giống như tên gọi, đây là kiểu múa lân với sự tham gia của ba con lân. Mỗi con lân được trang trí bằng một trong ba màu: vàng, đỏ và đen, tương ứng với ba vị thần: Phúc, Lộc, Thọ. Người dân xưa thường biểu diễn kiểu múa lân Tam Tinh để cầu nguyện cho một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng và trường thọ.

Múa lân Trung thu kiểu Tam Tinh
Người dân dùng điệu múa lân Trung thu Tam Tinh để cầu nguyện một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng

Tứ Quý Hưng Long

Bốn chú lân trong kiểu múa Tứ Quý Hưng Long tượng trưng cho bốn mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi con lân được trang trí với một màu sắc đặc trưng: trắng, vàng, đỏ và đen (hoặc xanh). Kiểu múa này mang ý nghĩa cầu chúc cho sự thịnh vượng quanh năm và mong ước về thời tiết thuận hòa trong cả bốn mùa.

Múa lân Trung thu
Bốn chú lân trong kiểu múa Tứ Quý Hưng Long tượng trưng cho bốn mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông

Múa lân sư rồng kết hợp

Đây là một màn trình diễn đặc sắc với sự góp mặt của nhiều linh vật: lân, sư tử và rồng. Sự kết hợp này không chỉ tạo nên một tiết mục đa dạng và phong phú, mà còn mang ý nghĩa về sự hòa hợp và đoàn kết. Màn biểu diễn này thường được tổ chức trong những dịp lễ hội lớn, thu hút sự chú ý và mang lại không khí sôi động cho người xem.

Múa lân Trung thu kết hợp rồng
Màn múa lân sư rồng kết hợp được tổ chức trong những dịp lễ hội lớn nhằm mang lại không khí sôi động

Các yếu tố quan trọng trong nghệ thuật biểu diễn múa lân Trung thu

Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật múa lân Trung thu, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của tiếng trống và nhân vật ông địa trong quá trình biểu diễn.

Vai trò của tiếng trống

Khi xem múa lân ngày Tết Trung thu, bạn có từng để ý, mỗi khi nhịp trống thay đổi là từng động tác của lân sẽ thay đổi theo. Đúng vậy! Trong múa lân, tiếng trống đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt và điều khiển toàn bộ tiết mục:

  • Khi lân múa: nhịp trống nhanh và rộn ràng, tạo không khí sôi động
  • Lân quỳ: nhịp trống chậm lại, thể hiện sự trang nghiêm
  • Lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, tưởng chừng đang nghe thấy tiếng Lân thở đều đặn khi say giấc.
  • Lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, tạo sự hồi hộp cho người xem
  • Lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền: ta sẽ thấy tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi, thể hiện sự nỗ lực và chiến thắng
Múa lân Trung thu
Trong múa lân Trung thu, tiếng trống đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt và điều khiển toàn bộ tiết mục

Ông địa trong múa lân

Ông địa là một nhân vật không thể thiếu khi múa lân vào tết Trung thu. Vai trò của ông địa là chào mời và thu hút khán giả tập trung. Ông địa thực hiện nhiều vai trò như bắt tay chào, làm hề, dắt và trêu chọc lân nhằm tạo nên những tình huống hài hước. Ngoài ra, ông địa còn có nhiệm vụ nói lời chúc tụng cho gia chủ. Những lời chúc này thường rất hay và ý nghĩa, ví dụ như:

“Nay lân vào đuổi tà ma

Cho cửa nhà lộc đỏ, cho trái hoa chín vàng

Chúc cho gia chủ bình an

Học hành đỗ đạt, mùa màng bội thu”

Múa lân Trung thu
Ông địa thực hiện nhiều vai trò như bắt tay chào, làm hề, dắt và trêu chọc lân

Múa lân Trung thu là một nghệ thuật truyền thống đầy ý nghĩa, mang đến niềm vui và may mắn cho mọi người trong dịp Tết Trung thu. Khi thưởng thức múa lân trong đêm Trung thu, chúng ta không chỉ được tận hưởng một màn trình diễn đẹp mắt mà còn hiểu thêm về những giá trị truyền thống quý báu của cha ông. Donghangshipcod chúc bạn cùng gia đình và bạn bè có một đêm lễ vui vẻ với những màn múa lân Trung thu thật sôi động nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng