Rước đèn Trung thu là một nét văn hóa, hoạt động không thể thiếu của trẻ em Việt Nam mỗi độ thu về. Nhưng liệu tất cả chúng ta đã thật sự hiểu rõ về truyền thống rước đèn Tết Trung thu chưa? Từ những câu chuyện cổ tích đầy bí ẩn đến các lớp ý nghĩa sâu sắc, hãy cùng Donghangshipcod bắt đầu hành trình khám phá nguồn gốc và giá trị của hoạt động truyền thống này. Tiết lộ một bí mật nho nhỏ là chúng mình sẽ hướng dẫn bạn 2 cách làm đèn lồng cực kỳ độc lạ đấy. Còn chần chừ gì mà không lướt xuống tìm hiểu ngay nào!
Ý nghĩa đêm hội rước đèn Trung thu tại Việt Nam
Rước đèn Trung thu không chỉ đơn thuần là một hoạt động vui chơi, mà còn là nét văn hóa truyền thống quan trọng của người Việt. Đối với trẻ em, rước đèn Trung thu là khoảnh khắc mà các em được thể hiện sự sáng tạo, được hồn nhiên, thỏa thích vui chơi bên những ánh đèn Trung thu lấp lánh. Lễ hội rước đèn Trung thu còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc như:
- Kết nối gia đình: Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống vội vã, Tết Trung thu là cơ hội quý giá để mọi người sống chậm lại, dành thời gian bên cạnh những người thân yêu, Đêm hội rước đèn Trung thu còn là dịp để các thành viên trong gia đình tạo nên những kỷ niệm đẹp như cùng nhau làm đèn lồng, thưởng thức bánh trung thu và ngắm trăng. Những khoảnh khắc này sẽ giúp củng cố tình cảm gia đình và tạo ra những ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ.
- Tiếp nối truyền thống: Thông qua việc tham gia vào lễ hội, trẻ em sẽ học được về văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc ta. Các em nên được nghe kể về nguồn gốc của Tết Trung thu, học cách làm đèn lồng truyền thống. Bởi đây là cách tự nhiên nhất để truyền tải kiến thức và giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo rằng những phong tục tốt đẹp luôn được gìn giữ và phát huy.
- Bảo tồn di sản văn hóa: Rước đèn Trung thu là một phần quan trọng trong việc bảo tồn và duy trì di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Bằng cách tiếp nối phong tục này, chúng ta đang góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.
- Thúc đẩy tinh thần cộng đồng: Tết Trung thu là dịp để nhiều tỉnh thành tổ chức các cuộc thi rước đèn Trung thu hoặc biểu diễn văn nghệ múa lân. Các hoạt động này tạo nên một bầu không khí vui vẻ , khuyến khích mọi người tham gia và chung vui vào hoạt động chung của cộng đồng. Từ đó tăng cường tinh thần đoàn kết và ý thức xã hội.
Sự tích về tục rước đèn Trung thu ít ai biết
Trải qua nhiều mùa lễ hội trăng rằm, nhưng bạn đã từng nghe kể những sự tích, truyền thuyết xoay quanh tục rước đèn Trung thu chưa? Theo chân Donghangshipcod khám phá những câu chuyện cổ tích kì bí này nhé!
Sự tích Cuội trên cung trăng
Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ yên bình, có một cậu bé tên Cuội. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng Cuội đã nổi tiếng trong làng vì sự thông minh lanh lợi và tấm lòng nhân hậu của mình. Một ngày nọ, khi đang chăn trâu bên bờ sông như thường lệ, tiếng sáo của Cuội bỗng bị cắt ngang bởi tiếng kêu cứu thất thanh vọng lại từ phía dòng nước. Không chút chần chừ, Cuội chạy thật nhanh về phía phát ra tiếng kêu. Khi đến Khi ra đến nơi, Cuội đã thấy bạn đang chới với dưới dòng nước xiết. Không chút do dự, Cuội lao xuống dòng nước để cứu bạn. Dù đã thành công cứu được người bạn lên bờ an toàn, nhưng chính Cuội lại chẳng thể quay trở lại.
Kể từ ngày Cuội mất tích, hằng ngày lũ trẻ trong làng đều rủ nhau ra bờ sông. Chúng ngồi đó hàng giờ, nhìn ra mặt nước, hy vọng một phép màu sẽ đưa người bạn thân yêu của mình trở về. Rồi một đêm trăng tròn sáng vằng vặc, khi lũ trẻ đang ngồi bên bờ sông như thường lệ, chúng bỗng nhận ra một hình bóng quen thuộc đang phản chiếu trên mặt nước. Nhìn kỹ hơn, chúng kinh ngạc nhận ra đó chính là Cuội, đang ngồi trên vầng trăng sáng.
Phát hiện ra bạn mình đang ở trên cung trăng xa xôi, lũ trẻ hò nhau gọi tên Cuội, hy vọng bạn mình sẽ nhìn xuống. Chúng gọi đến khàn cả giọng, nhưng Cuội vẫn không hề ngoái lại. Cảm động trước tình bạn chân thành và sâu sắc giữa những đứa trẻ, nàng tiên quyết định giúp đỡ. Nàng dịu dàng nói với lũ trẻ: “Các con đừng buồn. Hãy về nhà và chuẩn bị những chiếc đèn lồng đẹp nhất, sáng nhất mà các con có thể làm được. Vào đêm rằm tháng Tám, hãy cùng nhau rước đèn. Ánh sáng lấp lánh từ những chiếc đèn sẽ tạo nên một cầu nối, giúp Cuội nhìn thấy các con và quê hương thân yêu của mình.” Từ đó đến nay, cứ mỗi đêm rằm tháng Tám, trẻ em trong làng lại nô nức rước đèn Trung thu.
Sự tích rước đèn Trung thu kéo quân
Tích kể rằng, vào dịp Tết Trung thu nọ, nhà vua ban chiếu chỉ tổ chức một cuộc thi chế tạo đèn lồng độc đáo. Dân chúng khắp nơi nô nức tham gia, nhưng chưa một chiếc đèn nào có thể làm vua hài lòng. Lúc bấy giờ, có một chàng nông dân nghèo tên là Lục Đức, mồ côi cha từ nhỏ. Thương cho chàng trang trọng tình trọng nghĩa, luôn hiếu thảo với mẹ, Thái Thượng Lão Quân đã quyết định báo mộng cho chàng. Theo lời dặn của thần, Lục Đức cùng mẹ miệt mài chế tạo chiếc đèn từ thân trúc trắng và giấy màu. Đúng ngày rằm tháng 8, họ mang đèn vào kinh thành dâng vua.
Khi đèn được thắp sáng, ai nấy đều trở nên kinh ngạc. Chiếc đèn không chỉ đẹp mà còn có hình ảnh chuyển động bên trong, sống động như thật. Lục Đức giải thích ý nghĩa của chiếc đèn: thân trúc giữa tượng trưng cho trục khôn, sáu mặt xoay tròn biểu tượng cho sáu cá tính của con người, sự chuyển động không ngừng nhắc nhở về quy luật thay đổi của cuộc sống, và ánh sáng bên trong ví như đạo đức soi rọi tâm hồn.
Vua rất hài lòng, ban thưởng hậu hĩnh cho Lục Đức và phong chàng làm Vạn Hộ Hầu. Từ đó, mỗi dịp Tết Trung thu, người dân lại đua nhau làm những chiếc đèn màu rực rỡ, hay còn gọi là đèn kéo quân với ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo.
Mách bạn 2 cách làm lồng đèn Trung thu siêu đơn giản, độc đáo
Trong không khí rộn ràng của mùa Trung thu cận kề, chúng mình sẽ bật mí cho bạn hai cách làm lồng đèn Trung thu vừa đơn giản vừa độc đáo nha! Hãy mau chóng rủ bạn bè, người thân cùng tham gia để có những khoảnh khắc thật đáng nhớ vào đêm Trung thu nha!
Sáng tạo làm đèn Trung thu bằng lon sữa bột
Chỉ với một lon sữa bỏ đi, bố mẹ có thể dễ dàng tạo nên chiếc đèn độc đáo cho bé rước đèn đêm Trung thu đó! Trước khi bắt tay vào làm, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu là: vỏ hộp sữa, bút lông, búa, đinh. Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chúng ta sẽ thực hiện tuần tự theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch và lau khô bề mặt lon sữa. Sau đó dùng bút lông vẽ hình ảnh mà bạn thích lên lon.
- Bước 2: Sử dụng búa và đinh để đục các lỗ nhỏ thành viền, theo hình dạng đã vẽ lên bề mặt lon sữa. Bạn nhớ đục thêm lỗ nhỏ ở hai bên đối diện nắp lon để cột dây vào làm tay cầm nhé.
- Bước 3: Đặt nên vào chính giữa lon và cố định bằng keo thật chắc chắn. Để đèn lồng thêm bắt mắt, bố mẹ hãy cho các bé tự do sơn màu, trang trí thân lon thật đẹp nha! Với 3 bước đơn giản trên, bé đã có chiếc đèn lồng độc đáo cho riêng mình rồi.
Rước đèn Trung thu tái chế từ vỏ bìa
Đây cũng là một trong những cách làm đèn Trung thu truyền thống, rất được trẻ em xưa yêu thích. Với lồng đèn bằng lon bia, bạn cần chuẩn bị từ 2 – 3 lon bia đã cắt bỏ phần đầu, nến, dao rọc giấy và cuộn dây thép nhỏ. Quy trình làm loại đèn này cũng vô cùng đơn giản
Bước 1: Đặt lon bia nằm ngang sau đó dùng dao rọc giấy để cắt bỏ phần nắp lon.
Bước 2: Sử dụng bút vẽ các đường thẳng trên thân lon bia, dùng dao rọc trực tiếp theo các đường thẳng đã vẽ.
Bước 3: Dựng đứng và ép lon bia xuống để các đường cắt phồng ra, tạo thành dáng hình lồng đèn.
Bước 4: Dùng dây thép nhỏ xỏ qua đầu lon bia để làm quai và cố định nến vào trong là hoàn thành.
Lưu ý nhỏ để tạo nên những chiếc đèn lồng Trung thu an toàn
Để đảm bảo an toàn cho các bé khi rước đèn Trung thu, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Chú ý an toàn khi sử dụng dụng cụ sắc nhọn: Khi làm đèn lồng từ lon sữa hoặc lon bia, việc sử dụng các vật sắc nhọn như dao rọc, đinh là không thể tránh khỏi. Vậy nên hãy luôn giám sát trẻ em trong quá trình làm đèn và hướng dẫn bé cách sử dụng dụng cụ an toàn. Nếu có thể, người lớn nên đảm nhận những công đoạn nguy hiểm hơn.
- Chọn nguồn sáng phù hợp: Thay vì sử dụng nến truyền thống, bạn có thể cân nhắc dùng đèn LED nhỏ để thắp sáng đèn lồng. Điều này không chỉ an toàn hơn mà còn giúp đèn lồng có thể sử dụng được lâu hơn. Nếu vẫn muốn dùng nến, hãy đảm bảo đặt nến ở vị trí an toàn và không để đèn lồng gần vật dễ cháy.
- Đảm bảo độ bền: Khi trang trí đèn lồng, hãy sử dụng những vật liệu nhẹ và dễ gắn kết như giấy màu, vải, hoặc sticker trang trí có sẵn. Tránh sử dụng quá nhiều vật liệu nặng có thể làm đèn lồng mất cân bằng hoặc dễ hỏng. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng các phần trang trí được gắn chắc chắn để tránh rơi rụng trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng: Sau khi hoàn thành, hãy kiểm tra lại toàn bộ chiếc đèn lồng. Đảm bảo rằng tất cả các mối nối đều chắc chắn và không có cạnh sắc nhọn có thể gây thương tích. Việc kiểm tra kỹ lưỡng này sẽ giúp đảm bảo trải nghiệm rước đèn Trung thu an toàn và vui vẻ cho tất cả mọi người.
Với hai cách làm đèn Trung thu trên, bạn và gia đình có thể tạo ra những chiếc đèn độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân. Hãy cùng Donghangshipcod tận hưởng và gìn giữ không khí rước đèn Trung thu, để mỗi năm, ánh sáng từ những chiếc đèn lồng lại một lần nữa thắp sáng nha!