Khám phá hành trình diệu kỳ về nguồn gốc, ý nghĩa đèn Trung thu

Không biết tự bao giờ, đèn Trung thu đã dần trở thành biểu tượng không thể thiếu trong đêm hội trăng rằm. Những chiếc lồng đèn Trung thu này không chỉ mang đến ánh sáng lung mà còn đem lại niềm hân hoan cho trẻ em cũng như người lớn. Hãy cùng chúng mình khám phá thế giới đầy màu sắc của đèn lồng Trung thu nhé!

Nguồn gốc của đèn Trung thu

Đèn Trung thu đã tồn tại hơn 2000 năm trong lịch sử sử văn hóa Trung Hoa. Những chiếc đèn lồng này thường chỉ được sử dụng trong các lễ hội cổ truyền nhằm biểu hiện sự kính trọng và cầu bình an. Có thể bạn chưa biết, tại Việt Nam, đèn Trung thu còn được gắn liền với sự tích kể chú Cuội trên cung trăng:

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nhỏ có chú bé tên Cuội. Trong một lần chăn trâu, Cuội thấy bạn bị đuối nước bèn nhảy xuống cứu. Không may, sau khi cứu được bạn, Cuội lại bị dòng nước xoáy cuốn đi. Mọi người biết tin vô cùng thương tiếc cho chú bé Cuội tốt bụng nhưng xấu số.

Bỗng nhiên, vào một đêm trăng sáng, các bạn của Cuội chơi bên sông chợt nhìn thấy bóng Cuội in trên mặt nước. Lũ trẻ cùng nhau nhìn lên trời và nhận ra Cuội đang ngồi dưới gốc đa trên cung trăng.

Sự tích gắn liền với đèn trung thu
Vào một đêm trăng sáng, các bạn của Cuội chơi bên sông chợt nhìn thấy bóng Cuội in trên mặt nước

Thấy vậy, các bạn nhỏ bèn đi kiếm củi, chất thành một đống to rồi đốt lửa sáng rực một khoảng không. Chúng đồng thanh kêu tên Cuội thật to, nhưng Cuội mãi chẳng nhìn về phía chúng. Lũ trẻ bất lực, quay ra khóc nức nở. Bỗng một cô Tiên hiện ra và hỏi, lũ trẻ bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện cho nàng nghe. Cảm thấy thương cảm, nàng đã đồng ý cho Cuội được nhìn thấy các bạn vào đêm rằm tháng tám, ngày trăng tròn và sáng nhất.

Sau khi nghe lời cô Tiên dặn, các bạn nhỏ cùng nhau về nhà để làm lồng đèn hình ông sao, con cá, chú thỏ,… Đến ngày trăng rằm, chúng sẽ cùng thắp đèn lồng, đánh trống để Cuội từ cung trăng nhìn xuống có thể nhận ra quê nhà của mình. Từ đó, cứ đến Tết Trung thu hằng năm, lũ trẻ lại thi nhau làm đèn lồng và rước đèn Trung thu.

Ý nghĩa các loại đèn Trung thu trong văn hóa Việt Nam

Trải qua nhiều năm lịch sử, đèn lồng Trung thu đã không chỉ là một vật trang trí đơn thuần mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong nền văn hóa Việt. Mỗi chiếc đèn đều mang trong mình một câu chuyện, một ý nghĩa khác nhau.

Đèn Trung thu hình ông sao 

Cứ đến lễ hội Trung thu hàng năm, ta có thể thấy những chiếc lồng đèn dạng ngôi sao năm cánh được treo khắp phố phường. Loại lồng đèn ông sao truyền thống được làm từ giấy bóng kính màu xanh, đỏ và đính kèm với dây kim tuyến là quen thuộc nhất với trẻ em Việt.

Từ xa xưa, hình ảnh ngôi sao năm cánh đã mang ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy. Nó tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa của ngũ hành âm dương. Ngoài ra, ngôi sao còn mang ý nghĩa thể hiện mối quan hệ hòa hợp giữa người với người, giữa con người và thiên nhiên.

Lồng đèn trung thu ông sao 5 cánh
Lồng đèn ông sao truyền thống được làm từ giấy bóng kính xanh, đỏ và đính kèm với dây kim tuyến

Đèn Trung thu hình cá chép

Cá chép không chỉ là một trong những biểu tượng truyền thống mà còn mang đậm ý nghĩa với tuổi thơ người dân Việt. Bởi hình ảnh những chú cá chép đã tồn tại và được lưu truyền qua những câu chuyện thần thoại cổ xưa. Trong sự tích Việt Nam, cá chép được kể đến như một biểu tượng của sức mạnh, lòng kiên cường khi đã thử thách lội ngược dòng để hóa rồng. Chú cá chép còn được cho là phương tiện để ông Táo về trời vào ngày 28 tết âm hàng năm. 

Đèn trung thu hình cá chép
Trong sự tích Việt Nam, cá chép được xem là biểu tượng của lòng kiên cường khi đã thử thách lội ngược dòng hóa rồng

Do đó, người dân đã mang hình ảnh cá chép vào các mẫu đèn lồng để truyền tải thông điệp hãy kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ trong mọi hoàn cảnh. Giống như những chú cá chép, chỉ cần bạn dám đương đầu thử thách, không gì là không thể.

Đèn lồng Trung thu kéo quân

Đèn lồng Trung thu kéo quân được cho là có nguồn gốc từ Trung Hoa, gắn liền với vua Lụa Đức. Trong xã hội Trung Quốc xưa, ông được biết đến là một nhân vật xuất chúng và đầy lòng hiếu nghĩa. Sau khi vua Lụa Đức qua đời, để tưởng nhớ ông, người dân đã tạo ra những chiếc đèn lồng kéo quân. Dần dà, chiếc đèn lồng kéo quân đã trở thành thành biểu tượng của sự hiếu thảo, tình yêu thương sâu đậm giữa con cháu với ông bà, cha mẹ. 

Đèn trung thu kéo quân
Đèn lồng kéo quân đã trở thành thành biểu tượng của sự hiếu thảo, tình yêu thương sâu đậm giữa con cháu với thế hệ đi trước

Phân loại đèn Trung thu phổ biến ngày nay

Đèn Trung thu có nhiều loại khác nhau, mỗi loại mang một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Chúng mình đã phân loại một số đèn Trung thu phổ biến sau:

  • Lồng đèn truyền thống: thường được làm từ giấy màu hoặc vải, có khung bằng tre hoặc dây thép. Các hình dáng phổ biến bao gồm hình tròn, hình ngôi sao, hình con vật như cá chép, bướm, hoặc các nhân vật trong truyện cổ tích. Người dân ngày xưa thường thắp sáng các loại lồng đèn này bằng những mẫu nến nhỏ.
  • Đèn Trung thu hiện đại: Ngày nay, lồng đèn hiện đại đã có nhiều cải tiến về mặt thiết kế và chất liệu. Chúng có thể được làm từ nhựa, vải, hoặc các vật liệu tổng hợp khác. Một số đèn Trung thu hiện đại còn có tính năng phát nhạc, đổi màu, hoặc tự động xoay.
  • Đèn Trung thu handmade: ngày càng được ưa chuộng vì tính độc đáo và ý nghĩa của chúng. Việc tự làm đèn lồng chơi Trung thu không chỉ mang lại niềm vui sáng tạo mà còn giúp tạo ra những chiếc đèn độc nhất vô nhị. Các vật liệu thường được ứng để làm đèn là giấy màu, giấy bìa, vải, que kem, và một số vật liệu tái chế khác.
Sự thay đổi trong thiết kế lồng đèn trung thu hiện nay
Ngày nay, lồng đèn hiện đại đã có nhiều cải tiến về mặt thiết kế và chất liệu

Hướng dẫn bạn cách bảo quản đèn Trung thu

Để có thể tái sử dụng lại đèn cho những năm tiếp theo hay lưu giữ kỷ niệm, việc bảo quản đúng cách là rất quan trọng. Bạn cần lưu ý một số điểm sau để kéo dài tuổi thọ đèn lồng Trung thu:

  • Vệ sinh đèn: Lau sạch đèn sau khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và vết bẩn.
  • Tháo pin hoặc bóng đèn: Nếu đèn sử dụng pin hoặc bóng đèn, hãy tháo ra trước khi cất giữ để tránh rò rỉ hoặc hư hỏng.
  • Bảo quản nơi khô ráo: Đặt đèn ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
  • Sử dụng hộp đựng: Nếu có thể, hãy đặt đèn trong hộp carton hoặc hộp nhựa để bảo vệ khỏi va đập và bụi bẩn.
  • Tránh đè nén: Không đặt vật nặng lên đèn để tránh làm biến dạng hoặc hỏng đèn.
Bảo quản đèn trung thu
Để có thể tái sử dụng lại đèn cho những năm tiếp theo hay lưu giữ kỷ niệm, việc bảo quản đúng cách là rất quan trọng

Hãy cùng Donghangshipcod duy trì và thắp sáng những chiếc đèn Trung thu, không chỉ để thắp sáng đêm hội trăng rằm mà còn để thắp sáng tình yêu văn hóa dân tộc trong trái tim mỗi người. Đèn Trung thu sẽ luôn là nguồn sáng lung linh, mang đến niềm vui và hy vọng cho mọi người, đặc biệt là trẻ em, trong dịp Tết Trung thu ý nghĩa này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng