Ngày 10 Tháng 3 – Tưởng Nhớ Công Ơn Dựng Nước

Cho tôi hỏi, ngày 10 tháng 3 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa của ngày 10 tháng 3? Giỗ tổ Hùng Vương có được nghỉ bù hay không? Câu hỏi đến từ chị K.L (Hà Nội)

Ngày 10 tháng 3 là ngày gì?

Ngày 10 tháng 3 âm lịch, còn được gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một ngày lễ quan trọng của Việt Nam. Đây là dịp để người dân VIệt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vị Vua Hùng. Ngày lễ được diễn ra hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 10 tháng 3 - Nhớ về cội nguồn
Ngày 10 tháng 3 – Nhớ về cội nguồn

Lịch sử hình thành

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân kết duyên cùng với Âu Cơ. Sau khi Âu Cơ mang thai, sinh ra bọc trăm trứng. 50 con lên núi, 50 con xuống biển và những người con theo Lạc Long Quân lên núi chính là những vị vua Hùng ngày nay.

Từ xa xưa, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”.

Có thể thấy, từ thời Hậu Lê trở về trước, triều đình đều giao Đền Hùng cho dân sở tại quản lý, trông nom, cúng bái, làm giỗ tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại dân sở tại sẽ được miễn nộp thuế, miễn đóng sưu, miễn đi phu, đi lính.

Đến năm 1917 – đời nhà Nguyễn năm Khải Định thứ 2, Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc lễ. Kể từ đó, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hoá là ngày Quốc lễ bằng pháp luật.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta càng chú trọng thêm tới Đền Hùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng tại khu đền này. Để kế tục truyền thống tốt đẹp của ông cha ta với châm ngôn “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL – CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn các vị Vua Hùng và để tham gia các hoạt động truyền thống được tổ chức trong ngày Quốc Lễ thiêng liêng này.

Lạc Long Quân Và Âu Cơ
Truyền thuyết Lạc Long Quân Và Âu Cơ

Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Khắp miền truyền mãi câu ca,

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.”

Câu ca dao mộc mạc, giản dị nhưng đậm đà tình nghĩa, đã đi sâu vào lòng mỗi con người Việt Nam. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng vẫn luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và ý nghĩa sâu sắc đối với dân tộc Việt Nam.

Tưởng nhớ công ơn dựng nước của giữ nước của các Vua Hùng

Lịch sử hào hùng biết bao! Các Vua Hùng đã có công lao to lớn trong việc dựng và giữ nước. Quay ngược thời gian về năm 207 trước Công Nguyên, vua Thục Phán của nước Âu Lạc đã đem quân xâm lược nước Văn Lang. Vua Hùng thứ 18 đã quyết định dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa. Việc dời đô về Cổ Loa là một quyết định sáng suốt của Vua Hùng thứ 18. Với một vị trí đắc địa, dễ dàng phòng thủ, chiến lược quan trọng và thuận lợi cho phát triển kinh tế, Vua đã lãnh đạo nhân dân chống lại giặc Ân, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhớ có công lao này nói riêng và công lao của các Vua Hùng nói chung mà đất nước Việt Nam ta mới được thành lập và phát triển như ngày nay.

Thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc

Được nuôi dưỡng bằng dòng máu Việt, với mỗi con người Việt Nam đều luôn ghi nhớ các công lao mà ông cha ta đã tạo dựng lên. Người Việt Nam luôn tự hào vì là con cháu Lạc Hồng, là con cháu Vua Hùng. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng yêu nước và tự hào về cội nguồn, về dân tộc và về tổ tiên.

Gắn kết cộng đồng

Ngoài để tưởng nhớ công ơn của các Vua Hùng, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn là dịp để mọi người dân Việt Nam trên mọi miền tổ quốc cùng hướng về cội nguồn. Hướng về Quốc lễ, nhân dân mọi miền đều tổ chức các hoạt động kỷ niệm long trọng gồm:

  • Lễ hội đền Hùng: Lễ hội được tổ chức tại khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ, thu hút đông đảo du khách và ngoài nước. Lễ hội gồm nhiều hoạt động truyền thông, các trò chơi dân gian, thể thao và du lịch.
  • Lễ tưởng niệm: Được tổ chức tại các đền, chùa,… trên khắp cả nước. Lễ tưởng niệm được diễn ra với các nghi thức như dâng hương, cúng lễ, đọc văn bia,…
  • Các hoạt động khác: chẳng hạn như giao lưu văn nghệ, thi viết về chủ đề Giỗ Tổ Hùng Vương tại các trường học,…
Các hoạt động tại Lễ Hội Đền Hùng
Các hoạt động tại Lễ Hội Đền Hùng – ngày 10 tháng 3 âm lịch

Ngày 10 tháng 3 âm lịch có được nghỉ bù không?

Theo lịch vạn niên năm 2024, ngày 10 tháng 3 âm lịch tức là thứ 5 ngày 18 tháng 4 Dương lịch. Theo quy định của Bộ Luật Lao Động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Bài viết này giáp đáp thắc mắc về mùng 10 tháng 3 âm lịch là gì? Lịch sử hình thành và ý nghĩa của Quốc Lễ và lịch nghỉ của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Cảm ơn các độc giả đã tin tưởng và đọc bài viết này! Hy vọng thông tin trên đã giải đáp các thắc mắc của các bạn. Mọi câu hỏi, thắc mắc, vui lòng liên hệ để được nhận tư vấn miễn phí.

Chúc các bạn nghỉ lễ vui vẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng