Hướng dẫn quy trình đưa nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế chi tiết

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, với nhiều loại nông sản chất lượng cao được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình đưa nông sản xuất khẩu ra thị trường tiêu dùng quốc tế. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước trong quy trình này, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động xuất khẩu nông sản của mình. Cùng Donghangshipcod tìm hiểu nha!

Bước 1: Kiểm tra yêu cầu của thị trường mục tiêu 

Trước khi thực hiện các thủ tục xuất khẩu, việc quan trọng bạn cần làm đầu tiên là đối chiếu sản phẩm nông sản xuất khẩu với yêu cầu của nước nhập khẩu. Bạn cần kiểm tra xem nông sản đã đạt chuẩn chất lượng theo quy định của thị trường nhập khẩu chưa? Hay nước nhập khẩu đấy có chấp nhận mặt hàng nông sản này không? Ngoài ra, doanh nghiệp cần thu thập thông tin về:

  • Những tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm
  • Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ có trong thực vật
  • Yêu cầu về bao bì, nhãn mác
  • Hạn ngạch nhập khẩu (nếu có)
  • Thuế quan và các loại phí khác

Việc nắm rõ những yêu cầu này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xuất khẩu nông sản, tránh được những rủi ro và chi phí không đáng có.

Kiểm tra chất lượng nông sản xuất khẩu
Việc đầu tiên bạn cần làm là đối chiếu chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu theo quy định

Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu, kiểm dịch

Sau khi đã nắm rõ các yêu cầu của thị trường mục tiêu, tiếp theo bạn cần thực hiện các thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch. Đối với nông sản xuất khẩu, việc kiểm dịch thực vật là một yêu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp cần:

  • Liên hệ với cơ quan kiểm dịch thực vật để đăng ký kiểm dịch
  • Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng
  • Tiến hành lấy mẫu và kiểm tra theo quy định
  • Hoàn thiện hồ sơ kiểm dịch và nhận giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Đáp ứng tiêu chuẩn về bao bì đóng nông sản xuất khẩu.
Kiểm dịch nông sản xuất khẩu
Sau khi đã nắm rõ các yêu cầu của thị trường mục tiêu, tiếp theo bạn cần thực hiện các thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch.

Đặc biệt với nông sản bảo quản lạnh, bạn cần chú ý đến việc quản lý thời gian là yếu tố then chốt. Doanh nghiệp cần đảm bảo sự đồng bộ giữa các khâu như thu hoạch, đóng gói, kiểm dịch và vận chuyển. Tất cả các thời gian trên đều phải khớp nhau, để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển đến thị trường quốc tế.

Đây là khâu vô vùng quan trọng, đánh giá hàng nông sản của bạn có được xuất khẩu hay không. Nếu không làm tốt, hàng hóa sẽ bị hư hỏng, không những không xuất khẩu được mà còn phát sinh nhiều chi phí khác để xử lý hàng hư hỏng.

Bước 3: Soạn giấy tờ cho quá trình xuất khẩu nông sản

Dựa trên Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản, khi thực hiện cho hàng nông sản Việt xuất khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Hóa đơn bán hàng
  • Hóa đơn đỏ
  • Danh sách hàng nông sản
  • Giấy chứng nhận chất lượng 
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc
  • Giấy xác nhận phun trùng
  • Hợp đồng xuất khẩu nông sản
  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu: dành cho hàng nông sản đã nhập về và giờ xuất đi

Sau khi chuẩn bị xong, bạn cần mang tất cả hồ sơ trên đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Nếu doanh nghiệp của bạn là lần đầu xuất khẩu thì cần mời cán bộ đến kho để thực hiện lấy mẫu kiểm tra. Một khi hoàn tất các bước thì tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch tại phòng kế toán

giấy tờ xuất khẩu nông sản
Danh sách giấy tờ bạn cần chuẩn bị trước khi xuất khẩu nông sản

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng

Trong khâu này, doanh nghiệp bạn cần dựa vào kế hoạch sản xuất để xác định lịch trình giao hàng. Khi đã xác định được lịch trình, bạn cần:

  • Đặt chỗ vận chuyển: Dựa trên lịch trình đã đặt ra trước đấy, bạn có thể liên hệ với các công ty vận tải để đặt chỗ trước, đặc biệt là trong mùa cao điểm. Việc này giúp tránh tình trạng thiếu container hoặc phương tiện vận chuyển.
  • Đóng hàng vào các container: Quá trình này đòi hỏi sự cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về đóng gói nông sản xuất khẩu. Doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm được bảo quản đúng cách, sắp xếp hợp lý để tối ưu không gian và tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Đối với nông sản cần bảo quản lạnh, việc kiểm tra và duy trì nhiệt độ container là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Chuẩn bị thủ tục khai báo hải quan: Để giao nông sản xuất khẩu sang biên giới, bạn cần chuẩn bị và thực hiện các thủ tục hải quan một cách kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng, tránh các rủi ro về pháp lý và chi phí phát sinh do chậm trễ trong quá trình xuất khẩu nông sản.

Bước 5: Khai báo hải quan

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ khai báo đầy đủ, bao gồm tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, và các chứng từ liên quan khác. Việc kê khai thông tin chính xác và đầy đủ về hàng hóa trên tờ khai hải quan là rất quan trọng. 

Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần theo dõi quá trình xử lý và sẵn sàng cung cấp thêm thông tin nếu cơ quan hải quan yêu cầu. Khai báo hải quan chính xác và kịp thời sẽ giúp quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng, tránh được những rắc rối và chi phí phát sinh không đáng có cho lô hàng nông sản xuất khẩu

Khai báo hải quan cho hàng nông sản xuất khẩu
Khai báo hải quan chính xác và kịp thời sẽ giúp quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng

Bước 6: Hoàn thiện thủ tục thông quan và giao dịch hàng hóa

Khi làm thủ tục thông quan cho lô hàng nông sản xuất khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

  • Gửi thông tin cho hãng tàu: Bạn cần cung cấp chi tiết về hóa đơn và trọng lượng hàng (VGM) cho hãng tàu ít nhất 2 ngày trước khi tàu khởi hành. Các hãng tàu sẽ dùng thông tin này để lập hóa đơn sơ bộ.
  • Xác nhận hóa đơn: Sau khi lập hóa đơn sơ bộ, hãng tàu sẽ gửi hóa đơn cho doanh nghiệp. Nếu thông tin trên hóa đơn nháp đã phản ánh đúng thỏa thuận 2 bên, hãng tàu sẽ phát hành hóa đơn chính thức và gửi bản scan cho bạn. Bản gốc sẽ được cấp sau khi thanh toán.
  • Xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Hồ sơ này bao gồm: hóa đơn, danh sách hàng hóa, giấy kiểm dịch thực vật và các chứng từ liên quan khác.
  • Thanh toán: Sau khi có đầy đủ chứng từ gốc (hóa đơn, danh sách đóng gói, giấy kiểm dịch thực vật, C/O), bạn cần tiến hành thanh toán.  Phương thức thanh toán tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng: có thể là thư tín dụng (LC), chứng từ đối phó (DP), chứng từ đối ứng (DA), hoặc chuyển khoản trực tiếp (T/T).

Trên đây là quy trình đưa nông sản xuất khẩu mà chúng mình đã tổng hợp được. Donghangshipcod cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi! Nếu bạn có nhu cầu mua bao bì đóng gói nông sản xuất khẩu chất lượng cao, hãy gọi ngay đến số: 0889813652 để nhận tư vấn tận tình nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng