Vì sao cần biết tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm?

Hiện nay, nhiều loại thực phẩm đều sử dụng bao bì để bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng. Vậy các mẫu bao bì cần đáp ứng tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm nào để có thể sử dụng rộng rãi? Tất cả thông tin quan trọng sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

Vì sao cần biết những tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm?

Nắm bắt được những tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm là bạn vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân vừa không lo bị Nhà nước, cơ quan chức năng xử phạt.

Bao bì đựng thực phẩm (đồ ăn, nước uống…) là sản phẩm ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Trong quá trình đóng gói hàng hóa và vận chuyển tới tay của người tiêu dùng có thể tiềm ẩn, phát sinh nhiều rủi ro (thực phẩm biến chất, độc hại…) vì sự thay đổi nhiệt độ, môi trường hoặc quá trình bảo quản chưa đúng cách. Do đó, khi đến tay khách hàng, họ sẽ bị ngộ độc thực phẩm và gặp vấn đề về tiêu hóa.

Nhằm hạn chế, giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm, rủi ro sức khỏe và tính mạng cho người dân, Nhà nước cũng đã đề ra các quy định về việc sử dụng bao bì thực phẩm. 

tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm, quy chuẩn về bao bì thực phẩmcác tiêu chuẩn bao bì thực phẩm, tiêu chuẩn bao bì giấy tiếp xúc thực phẩm, tiêu chuẩn việt nam về bao bì thực phẩm, tiêu chuẩn về bao bì thực phẩm
Các loại bao bì tiếp xúc thực phẩm phổ biến

Các quy chuẩn về bao bì thực phẩm hiện nay

Nhằm hạn chế các rủi ro khi sử dụng bao bì thực phẩm với người tiêu dùng thì Nhà nước và Bộ Y tế đã ban hành một số quy định sau:

Chủ thể phải thực hiện thủ tục tự công bố chất lượng bao bì

Một điều bạn cần lưu ý là chủ thể phải thực hiện thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm (bao bì đơn vị sản xuất) trước khi tung ra thị trường số lượng lớn và để người tiêu dùng tiếp cận.

Các loại hồ sơ họ cần chuẩn bị gồm có:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01 nằm ở Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả sau khi kiểm định, kiểm tra sản phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm và có sự chỉ định, công nhận từ nhà nước về việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn cần gửi đến cơ quan có thẩm quyền, chịu sự quản lý của nhà nước qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp. Sau khi các thủ tục được hoàn tất, cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp sản xuất bao bì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm.

Nguyên liệu cấu thành bao bì phải đạt chuẩn và an toàn sử dụng

Một bao bì được coi là đạt chuẩn khi các thành phần, hàm lượng tạo ra bao bì cùng dụng cụ sản xuất phải tuân thủ những quy định mà Bộ Y tế đề ra.

  • Các bao bì được coi là đảm bảo sản xuất khi nguyên liệu an toàn, không chứa chất độc hại, có mùi lạ, gây ảnh hưởng đến thực phẩm ở bên trong.
  • Cần kiểm tra kỹ lưỡng các loại mực in, màu in trên bao bì để không gây mùi và ô nhiễm cho sản phẩm bên trong.
  • Không được in ấn ở mặt trong của bao bì trừ khi được cơ quan chức năng kiểm tra và cấp phép.

Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm (ATTP)

Các mẫu bao bì hiện nay được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, vô cùng đa dạng nên cũng có nhiều quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. Một số quy chuẩn phổ biến, bạn cần biết là:

  • QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng gốm sứ, thủy tinh và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • QCVN 12-3:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về an toàn đối với đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. 
  • QCVN 12-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về an toàn bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm, quy chuẩn về bao bì thực phẩmcác tiêu chuẩn bao bì thực phẩm, tiêu chuẩn bao bì giấy tiếp xúc thực phẩm, tiêu chuẩn việt nam về bao bì thực phẩm, tiêu chuẩn về bao bì thực phẩm
Một số quy chuẩn về bao bì thực phẩm quốc gia

Nếu bạn sản xuất, kinh doanh các loại bao bì khác thì cần phải tìm hiểu thêm nhiều quy định khác trên các nguồn uy tín để đạt chuẩn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và không bị xử phạt. Với các bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp thì bạn có thể tham khảo thông tư số 34/2011/TT-BYT.

Điều gì sẽ xảy ra nếu không tuân theo tiêu chuẩn bao bì giấy tiếp xúc thực phẩm?

tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm, quy chuẩn về bao bì thực phẩmcác tiêu chuẩn bao bì thực phẩm, tiêu chuẩn bao bì giấy tiếp xúc thực phẩm, tiêu chuẩn việt nam về bao bì thực phẩm, tiêu chuẩn về bao bì thực phẩm
Bao bì thực phẩm ứng dụng nhiều trong đời sống

Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn bao bì thực phẩm thì cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Điều 8, Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

  • Với hành vi sử dụng bao bì tiếp xúc thực phẩm chứa chất độc, có nguy cơ nhiễm vào thực phẩm sẽ bị xử phạt từ 20 – 30 triệu đồng. 
  • Với hành vi sử dụng bao bì tiếp xúc thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật như Bộ Y Tế quy định sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu bắt buộc tiêu hủy hoặc tái chế.
  • Nếu cơ sở vi phạm thì sẽ bị đình hoạt động từ 1 – 3 tháng.

Chú ý: trên đây là mức xử phạt với các cá nhân vi phạm. Nếu chủ thể là các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp hai hoặc nhiều lần (phụ thuộc tính chất vụ việc).

Sau bài viết này, chúng ta có thể thấy tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm ảnh hưởng rất lớn với mỗi người, đặc biệt là các đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và cung ứng mặt hàng này. Do đó, hãy tuân thủ nghiêm túc các quy định mà Bộ cùng Nhà nước ban hành để xây dựng xã hội ngày càng phát triển, hiện đại. Donghangshipcod hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng